Nhà phố thương mại là gì? Tại sao Shophouse lại thu hút giới đầu tư?
Shophouse hay nhà phố thương mại đang là xu hướng mới trong lĩnh vực bất động sản và thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư bởi mang lại nhiều tiềm năng phát triển. Trong bài viết này, UNLOCK DREAM HOME sẽ giúp quý bạn đọc hiểu được Shophouse là gì và tại sao nó lại thu hút đến vậy cũng như là có nên đầu tư vào đây hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Shophouse là gì?
Shophouse là loại hình nhà phố kết hợp giữa mô hình nhà ở và cửa hàng để kinh doanh thương mại. Thông thường, các căn hộ Shophouse sẽ được xây dựng và thiết kế liền với nhau tạo thành một dãy phố kinh doanh thương mại sầm uất. Hình thức này rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và nó đang là cơn sốt thu hút nhiều đầu tư tại Việt Nam những năm gần đây nhờ khả năng sinh lời ổn định.
Nhà shophouse là gì?
Trước đây, Shophouse đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng thế kỉ thứ 19 trong thời kỳ thuộc địa và được hình thành với quy mô lớn ở một số quốc gia Đông Nam Á. Ở thời điểm hiện tại, Shophouse dần trở nên quen thuộc tại các nước Châu Á phát triển như dãy phố Shophouse ở Penang, Malacca thuộc Malaysia,... Còn ở Châu Âu, nổi bật nhất có thể kể đến như 5th Avenue, Avenue Montaigne Paris,...
Các loại hình nhà phố thương mại
Tại Việt Nam, nhà phố thương mại được phân làm hai loại chính là Shophouse khối dế và Shophouse thấp tầng:
Shophouse khối đế
Đây là loại căn hộ được thiết kế và xây dựng tại tầng đế các tòa chung cư, thường nằm từ tầng 1 đến tầng 5 và có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm. Các khu dịch vụ phong phú sẽ được cung cấp tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của cư dân ở khu vực.
Shophouse thấp tầng
Shophouse thấp tầng là loại nhà được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại và dịch vụ theo quy hoạch được duyệt. Loại Shophouse này có quy định tương đương như các căn biệt thự và được cấp quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài.
Shophouse có hai loại chính là khối đế và thấp tầng
Ưu điểm Shophouse nhà phố thương mại
Shophouse hiện đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá tích cực từ các nhà đầu tư. Bởi nó sở hữu những ưu điểm vượt trội mà các hình thức khác có thể có được:
Nằm tại vị trí đắc địa
Đây là một trong những đặc điểm nổi trội của mô hình Shophouse. Hầu hết các căn hộ này đều được xây dựng ở vị trí “vàng”, có mật độ dân số đông đúc và hướng ra các trục đường chính cũng như tuyến giao thông quan trọng. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh ở các Shophouse này có thể tiếp cận với nguồn khách hàng dồi dào và tối ưu hóa nguồn doanh thu.
Các căn Shophouse được xây dựng ở những vị trí đắc địa
Ngoài ra, Shophouse cũng thường được quy hoạch tại các khu đô thị lớn. Vì vậy, nếu không sử dụng với mục đích kinh doanh thì chủ sở hữu cũng sẽ có cuộc sống tiện nghi và trọn vẹn khi dễ dàng di chuyển đến các công trình tiện ích đi kèm như công viên, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện,...
Số lượng có hạn
Các căn Shophouse được thiết kế chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân và khách tham quan. Đồng thời, số lượng được xây dựng có hạn chỉ khoảng 2 - 5% tổng số sản phẩm của dự án. Với vị trí đắc địa và số lượng hạn chế, các shophouse khi tung ra thị trường không thể đáp ứng hết nhu cầu của nhà đầu tư nên các căn này càng trở nên khan hiếm.
Thiết kế thông minh, nổi bật
Các căn nhà Shophouse được thiết kế với chiều cao 2 tầng trở lên tách biệt nhau và mặt tiền rộng rãi, phù hợp với nhiều chức năng khác nhau như: cư trú, mở cửa hàng, cho thuê làm văn phòng, Showroom,... Ngoài ra, Nội thất bên trong được thiết kế theo hướng thông minh, hiện đại và tinh tế.
Thiết kế của các căn nhà phố thương mại Shophouse rất nổi bật
Có tính thanh khoản tốt
Tính thanh khoản của loại hình Shophouse này được giới chuyên gia đánh giá rất cao do số lượng hữu hạn và sở hữu chức năng 2 trong 1 - vừa ở vừa kinh doanh. Đặc biệt, so với đầu tư vào đất nền, loại hình căn hộ thương mại này được đảm bảo hơn về tính pháp lý do thường nhận bàn giao sau khi đã hoàn thiện cơ bản. Còn so với đầu tư vào loại hình căn hộ, giá trị của Shophouse sẽ ổn định và ít có xu hướng giảm.
Lợi nhuận cao từ cho thuê
Theo thống kế, tỷ lệ khai thác của các căn hộ Shophouse lên đến 8 - 12% mỗi năm. Con số này vượt xa hơn trong việc cho thuê căn hộ chung cư hay gửi lãi suất ngân hàng và hạn chế rủi ro thấp hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Hạn chế của loại hình nhà Shophouse
Tuy được nhiều nhà đầu tư săn đón, song loại hình nhà phố thương mại này vẫn tiềm ẩn một số hạn chế nhất định:
Giá thành cao
Do vị trí đắc địa và số lượng khan hiếm nên để sở hữu thì các nhà đầu tư cần phải chi ra số tiền lớn hơn so với việc mua căn hộ thông thường, biệt thự, liền kề,... Đôi khi, các nhà đầu tư phải tham gia bốc thăm hoặc đấu giá để giành quyền sở hữu.
Thời gian sở hữu bị giới hạn
Một điểm hạn chế khác của nhà phố thương mại Shophouse khiến nhiều người lo ngại đó chính là giá trị sổ đỏ của loại hình này chỉ có hiệu lực trong vòng 50 năm theo chính sách từng vị trí. Điều này đã tạo không ít trở ngại về tâm lý và tài chính của các nhà đầu tư khi muốn kinh doanh lâu dài.
Thời gian sở hữu Shophouse bị giới hạn về mặt pháp lý
Cộng đồng dân cư phải đông
Kinh doanh Shophouse phụ thuộc chủ yếu vào khu dân cư nơi dự án đang được triển khai. Vì vậy, kết quả kinh doanh không phải lúc nào cũng được như ý. Nếu cư dân đông, điều này đồng nghĩa bạn sẽ có lượng khách hàng tiềm năng lớn và cơ hội kinh doanh tốt. Ngược lại, nếu mật độ dân cư thấp thì cơ hội bán hàng bị hạn chế.
Có nên đầu tư vào nhà phố thương mại không?
Một thực tế cho thấy, nhà phố thương mại sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà không phải loại bất động sản nào cũng có. Do đó, quyết định mạnh mẽ đầu tư mua/kinh doanh nhà phố thương mại là sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt. Chắc chắn rằng, khi tham gia mô hình này, các nhà đầu tư sẽ đạt được rất nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, tính pháp lý của Shophouse ở Việt Nam hiện còn rất nhiều lỗ hổng và gây cho nhà đầu tư nhiều khó khăn. Lúc này, để đầu tư vào Shophouse hợp lý và hiệu quả, các nhà đầu tư cần chú ý đến mọi yếu tố, bao gồm cả những hạn chế và ưu điểm của loại căn hộ này.
Sự khác nhau giữa Shophouse và nhà phố, biệt thự phố
Shophouse khá thịnh hành trong những năm gần đây và cách sử dụng của nó khá tương đồng với nhà phố, biệt thự nên làm nhiều người bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số điểm khác biệt.
Về mục đích đầu tư
Các căn hộ nhà phố hay biệt thự phố được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, buôn bán hoặc cho thuê lại và dùng để ở. Còn riêng với Shophouse, việc kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch đô thị nên bị hạn chế nhiều về lĩnh vực kinh doanh, nhất là không phù hợp với mô hình mở văn phòng, khách sạn,...
Về vị trí và thiết kế
Shophouse được xây dựng tại các khu đô thị đông đúc, gần các tuyến đường thuận lợi và không được thay đổi cấu trúc thiết kế. Tất cả các căn trong 1 dự án phải có thiết kế giống nhau.
Ngược lại với các ngôi nhà phố và biệt thự, vị trí kiến trúc không bị ràng buộc bởi các thiết kế cố định. Bạn có thể tự do xây dựng theo ý mình sao cho đảm bảo đúng với giấy phép xây dựng.
Shophouse và các căn nhà phố, biệt thự có sự khác nhau về thiết kế
Về số lượng
Phần lớn mỗi khu đô thị đều sẽ có quỹ đất riêng để xây dựng 1 số sản phẩm nhà phố thương mại và số lượng này vẫn sẽ gia tăng liên tục theo từng năm theo số dự án bất động sản được triển khai. Còn với nhà phố thì đang ngày càng khan hiếm do quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố càng ngày chật hẹp vì lượng dân đông đúc.
Về đối tượng khách hàng tiềm năng
Các dịch vụ được cung cấp bởi Shophouse đa phần hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó nên việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu khá bị hạn chế.
Đối với nhà phố hay biệt thự, vị trí nằm chính trên mặt phố có nhiều người đi lại và dễ tiếp cận nên ngoài khách hàng trong khu vực lân cận. Đồng thời, loại hình này còn hấp dẫn lượng lớn đối tượng khách vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố.
Shophouse có được cấp sổ đỏ không?
Căn cứ theo Luật Đất đai 2013, cho thuê đất để thực hiện dự án thì chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất dự án. Đồng thời, theo Khoản 1 Điều 188 của Luật Đất Đai 2013 và điều 118 Luật nHà ở 2014, khi chủ đầu tư chuyển nhượng Shophouse phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chủ sở hữu Shophouse sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo đó, Shophouse được cấp Giấy chứng nhận và đây cũng là điều kiện phải có khi chuyển nhượng cho người mua, nếu không có Giấy chứng nhận sẽ không được chuyển nhượng, tăng cho.
Tóm lại, Shophouse là một loại hình bất động sản mang lại khá nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, vừa để ở vừa phục vụ tốt cho các hoạt động kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích và đừng quên thường xuyên truy cập website Unlockdreamhome.com.vn để cập nhất những tin tức mới khác nhé!