Tìm hiểu về khu dân cư - Nơi "an cư lạc nghiệp" của mỗi người
Khu dân cư là gì?
Bạn muốn biết khu dân cư nghĩa là gì? Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Thông tư số 124/2021/TT-BCA, khu dân cư chính là nơi cư trú của người dân hay các hộ gia đình trong 1 phạm vi nhất định. Nó còn được gọi với các tên khác như: làng, thôn, buôn, ấp, bản, tổ dân phố,....
Khu dân cư còn được gọi với nhiều cách khác như: làng, ấp, tổ dân phố,...
Đặc trưng của khu dân cư
Để hiểu rõ khu dân cư là gì, bạn cần nắm được những đặc trưng nổi bật sau:
- Khu dân cư không quy định cụ thể về số người hay số hộ gia đình sinh sống.
- Người cùng sống trong khu dân cư không có quy định về huyết thống mà chỉ sống chung vì nhu cầu công việc, điều kiện cuộc sống hay các yếu tố văn hóa tinh thần khác.
- Mỗi khu dân cư sẽ có tên gọi riêng để dễ phân biệt.
- Khu dân cư có sự riêng biệt về địa giới.
- Các căn nhà, lô đất ở trong khu vực này không có quy định ràng buộc nào. Người dân được quyền cho, tặng, bán, chuyển nhượng,... theo nhu cầu riêng.
- Người dân, hộ gia đình sống ở hộ dân cư phải tuân thủ quy định của pháp luật, chính sách và chủ trương của Đảng, của Nhà nước.
Các đặc trưng về khu dân cư hiện nay
>>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Các loại đô thị tại Việt Nam hiện nay
Mục đích xây dựng khu dân cư
Dưới đây là một vài mục đích xây dựng khu dân cư mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
- Xây dựng 1 không gian sống an toàn, thoải mái cho người dân.
- Tạo ra môi trường kết nối, giao lưu đoàn kết giữa những người dân hay hộ gia đình sinh sống trong khu dân cư.
- Mang đến nguồn thu nhập cho người dân bằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán ở đây.
- Đảm bảo việc sử dụng quỹ đất 1 cách hợp lý cho các hoạt động trong kinh doanh, sản xuất,...
Khu dân cư được xây dựng để tạo nên môi trường sống có tính kết nối
Phân loại khu dân cư
Theo Nghị định 25/2019/NĐ-CP, khu dân cư sẽ có 4 loại sau:
- Loại 1: Đây là khu dân cư có mật độ nhà ở trung bình với tối thiểu từ 6 nhà trên 1 diện tích cơ sở. Đây là loại khu dân cư áp dụng cho khu vực mới khai hoang hay vùng rừng núi, vùng ngập mặn,...
- Loại 2: Quy định này được áp dụng cho khu dân cư có từ 6 – 26 nhà trên 1 diện tích cơ sở. Đây là cách phân loại áp dụng cho các khu vực dân cư có mật độ cao.
- Loại 3: Khu dân cư này áp dụng ở các thị trấn, chợ, ngoại thành với dân cư từ 28 nhà trên 1 diện tích cơ sở. Theo đó, các khu vực có nhà thờ, trường học, chợ, bệnh viện,... cũng được nâng lên thành khu dân cư loại 3.
- Loại 4: Đây là quy định áp dụng cho khu dân cư có mật độ đông từ 28 nhà trở lên trên 1 diện tích cơ sở. Đặc biệt, các khu dân cư thuộc loại 4 phải có hệ thống giao thông mật độ cao, nhiều công trình công cộng,...
Có 4 loại khu dân cư được quy định theo các đặc điểm khác nhau
Cách phân chia ranh giới tại các khu dân cư
Việc phân chia ranh giới ở khu dân cư sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: khu vực địa lý, văn hóa, các dự án bất động sản,... cụ thể như sau:
- Ranh giới chia theo các đặc điểm tự nhiên, tiêu biểu như: hẻm, ngõ, sông, suối hay trường học,...
- Phân chia ranh giới của khu dân cư theo quy định chia đơn vị hành chính tại phường, xã, thị trấn.
- Phân chia khu dân cư dựa theo sự đồng nhất của những người cùng tôn giáo, cùng ngành nghề, cùng nét văn hóa,...
- Đối với các căn hộ, dự án chung cư được xây dựng, phát triển bởi các công ty sẽ được phân chia thành khu dân cư riêng.
Khu dân cư có thể phân chia ranh giới theo nhiều cách
>>> Tham khảo bài viết: Kinh nghiệm khi đầu tư Townhouse để sinh lời nhanh chóng
Đại diện khu dân cư là ai?
Theo quy định của Thông tư 09/2017 được Bộ Nội Vụ ban hành, người đại diện của khu dân cư sẽ được gọi với nhiều tên khác nhau, điển hình như: trưởng khu vực, trưởng ấp. trưởng khu dân cư,... Người này có vai trò làm cầu nối giữa các cư dân, giải quyết các vấn đề phát sinh hay truyền đạt những quy định, chính sách mới từ chính quyền tới người dân trong khu dân cư. Một nhiệm kỳ của người đại diện trong khu dân cư thường kéo dài từ 2,5 - 5 năm.
Bài viết trên Unlock Dream Home đã giúp bạn tìm hiểu thông tin khu dân cư nghĩa là gì và những thông tin liên quan tới vấn đề này. Hy vọng, những chia sẻ hữu ích trong bài sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, cái nhìn toàn diện hơn về mục đích, cách phân loại và quy định chia ranh giới khu dân cư để hiểu rõ hơn về thực tế khu vực bạn đang sinh sống.