Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà mới nhất năm 2024
Trong những năm gần đây, mua bán nhà đất đã dần trở nên thông dụng trong đời sống của người dân. Bên cạnh nhu cầu tìm mua nhà ở, thì người dân còn mong muốn mua nhà để đầu tư sinh lợi nhuận dưới nhiều hình thức như mua nhà rồi cho thuê hoặc mua đi bán lại. Chính vì những lý do đó mà hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đang dần trở nên phổ biến. Để có thể biết thêm về các mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà, mời bạn hãy cùng UNLOCK DREAM HOME tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Hợp đồng đặt cọc là gì?
Đặt cọc là quy trình mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một số tiền hoặc tài sản có giá trị như đá quý hoặc các vật phẩm khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời gian nhất định. Việc này nhằm bảo đảm cho hoạt động ký kết hoặc thực hiện một hợp đồng.
Hợp đồng đặt cọc mua nhà là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán
Đối với trường hợp mà hợp đồng được ký kết và thực hiện, tài sản đặt cọc sẽ được hoàn trả cho bên đặt cọc hoặc sẽ được trừ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền.
- Nếu bên đặt cọc từ chối ký kết và thực hiện hợp đồng, tài sản đặt cọc sẽ trở thành của bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối ký kết và thực hiện hợp đồng thì phải hoàn trả lại cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc hoặc một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc.
- Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua nhà được thiết lập nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên và đặt ra sự ràng buộc khi thực hiện một giao dịch dân sự có liên quan.
Những vấn đề cần lưu ý trước khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà
Trong quá trình làm mẫu đặt cọc mua nhà,để tránh các vấn đề tranh chấp không mong muốn xảy ra, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Kiểm tra điều kiện mua bán đất và nhà ở
Theo quy định của Điều 188, Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đầy đủ Giấy chứng nhận, ngoại trừ hai trường hợp ngoại lệ.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm đảm bảo thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, chỉ khi các điều kiện trên được đáp ứng, người sử dụng đất mới có quyền chuyển nhượng và việc chuyển nhượng trái phép có thể dẫn đến việc không thể chuyển nhượng tên sở hữu và có thể bị xử phạt.
Kiểm tra điều kiện mua bán đất và nhà ở
Theo quy định của Điều 118, Luật Nhà ở năm 2014, việc mua bán nhà ở chỉ được thực hiện khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận.
- Không nằm trong diện đang có tranh chấp, khiếu nại hoặc khiếu kiện về quyền sở hữu; và đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu có thời hạn.
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên nhằm chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước.
- Không nằm trong trường hợp đã có quyết định thu hồi đất hoặc có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở từ cơ quan có thẩm quyền.
Hiểu rõ các quy định về phạt cọc
Theo quy định tại khoản 2 của Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà được mô tả như sau:
Nếu hợp đồng được giao kết và thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Trong trường hợp hợp đồng không được giao kết và thực hiện
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết và thực hiện hợp đồng, tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết và thực hiện hợp đồng, phải trả cho bên đặt cọc cả tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị của tài sản đặt cọc.
Lưu ý: Nếu các bên có thỏa thuận khác mà không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, thì thực hiện theo thỏa thuận đó.
Thỏa thuận về việc công chứng hợp đồng
Trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng như pháp luật đất đai và pháp luật nhà ở không buộc phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng đặt cọc mua nhà. Nhưng để tránh tranh chấp, các bên nên xem xét việc thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
Thỏa thuận về việc công chứng hợp đồng
Đây là mẫu Hợp đồng Đặt cọc Mua Nhà và một số lưu ý trước khi thực hiện đặt cọc để giảm thiểu rủi ro. Sau khi đặt cọc và hợp đồng được giao kết, các bên cần tuân thủ quy trình sang tên sổ đỏ trong 3 bước đơn giản.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà mới nhất năm 2024
Tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà
>>> Tải Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất năm 2024: TẠI ĐÂY
Trường hợp nào có thể vô hiệu hóa hợp đồng đặt cọc
Theo quy định tại khoản 1 của Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu khi nằm trong các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu theo quy định từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật Dân sự 2015.
Do đó, hợp đồng đặt cọc sẽ trở thành vô hiệu nếu thuộc vào các trường hợp sau:
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức của xã hội.
- Giả tạo thông tin.
- Người tham gia là chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Bị nhầm lẫn.
- Bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
- Người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Không tuân thủ các quy định về hình thức.
Trong trường hợp hợp đồng đặt cọc có kèm theo hợp đồng phụ, việc vô hiệu hóa hợp đồng đặt cọc sẽ dẫn đến chấm dứt hợp đồng phụ, trừ khi các bên đã thỏa thuận về việc hợp đồng phụ có thể được thay thế bằng hợp đồng khác (quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).
Nếu các bên đã thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng đặt cọc, thì việc vô hiệu hóa hợp đồng phụ cũng sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt hợp đồng chính.
Như vậy, khi cần đặt cọc mua bán nhà, các bạn có thể tham khảo các thông tin cũng như mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà do UNLOCK DREAM HOME vừa cung cấp. Hy vọng có thể giúp bạn thuận tiện hơn trong việc giao dịch mua bán nhà. Để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, mong bạn hãy đọc thật kỹ nội dung hợp đồng và các điều khoản quy định nhé.