Mô hình tod là gì? Tổng quan về phát triển đô thị dựa trên giao thông
Giao thông tại Việt Nam dần được cải thiện ở một số đô thị lớn không chỉ vì hạ tầng được nâng cấp mà còn nhờ vào việc áp dụng thành công mô hình OTD. Những tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng hiện nay nhằm đáp ứng khả năng tiếp cận dịch vụ công cộng của người dân cũng được tiến hành theo cải cách hiện đại này. Tìm hiểu TOD là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách Việt Nam đã vận dụng mô hình này thế nào trong việc tái cấu trúc đô thị.
Định nghĩa về mô hình TOD là gì?
TOD là viết tắt của Transit Oriented Development, được xem mô hình phát triển đô thị hiện đại lấy giao thông công cộng làm trung tâm. Mô hình này được tạo ra với mục đích giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân đồng thời khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hình thành nên những khu đô thị bền vững và thân thiện với môi trường.
TOD là mô hình phát triển dựa trên hệ thống giao thông
Các khu đô thị được phát triển theo mô hình TOD thường có các ga tàu điện ngầm, xe buýt hoặc những phương tiện công cộng khác bao quanh. Khu vực này có mật độ dân số khá cao và sở hữu nhiều tiện ích như văn phòng, nhà ở, dịch vụ giải trí, thương mại,... Hạ tầng tại những khu đô thị TOD thường được xây dựng sao cho việc sử dụng các phương tiện công cộng, đi bộ hoặc xe đạp của người dân được thuận tiện nhất có thể.
Lợi ích của mô hình TOD
Những lợi ích từ TOD trong thực tế đã được chứng minh tại những quốc gia phát triển nhất hiện nay. Mô hình tập trung vào khả năng giải quyết tình trạng giao thông và những mối bận tâm về môi trường, cụ thể như sau:
Làm tăng khả năng kết nối phương tiện công cộng
Những khu tập trung đông dân cư thường gặp bất tiện về giao thông đường bộ nên việc quy hoạch dựa trên hệ thống giao thông công cộng TOD sẽ giải quyết được vấn đề này. Bên cạnh đó người dân trong khu vực có thể tiếp cận được các phương tiện dễ dàng hơn.
Khi kết nối mạng lưới giao thông công cộng được cải thiện, nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân sẽ giảm xuống đồng thời tạo ra một hệ thống vận hành giao thông thuận tiện và hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giảm thiếu vấn đề về trật tự giao thông mà còn giúp tăng tính liên kết giữa các phương tiện tại nhiều khu vực đô thị với nhau.
Giải quyết các vấn đề tắc nghẽn giao thông
Từ lợi ích đầu tiên có thể thấy vấn đề ùn tắc giao thông sẽ được giải quyết, đặc biệt là những giờ cao điểm. Người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân cũng đồng nghĩa với việc chen chút nhau giữa các tuyến đường hàng giờ đồng hồ sẽ ít khi xảy ra. Khi khu vực được phát triển theo mô hình TOD, người dân sẽ dần hình thành thói quen di chuyển bằng phương tiện công cộng hơn là xe cá nhân, góp phần làm giảm đáng kể áp lực giao thông ở những tuyến đường chính.
TOD giúp giải quyết những vấn đề giao thông tồn đọng
Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường
Lượng chất thải từ xe hơi, xe máy giảm đi cũng giúp môi trường trở nên trong lành hơn. Chất lượng không khí và lợi ích cộng đồng cũng được thúc đẩy phần nào đó từ việc làm này. Ngoài ra, người dân cũng có cơ hội tăng cường vận động khi di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ đến các trạm phương tiện công cộng. Đây cũng là một cách rèn luyện sức khỏe khá lý tưởng.
Giúp cân bằng sự phát triển của các khu vực
Khi đô thị phát triển theo mô hình TOD, hầu hết các tòa nhà văn phòng, tháp tài chính, dịch vụ mua sắm, ăn uống đều sẽ tập trung về khu vực trung tâm. Yếu tố này sẽ giúp các khu vùng ven có nền kinh tế không quá phát triển có thể gia tăng mật độ cho thuê nhà ở và một số dịch vụ lưu trú khác. Theo một cách khách quan, nền kinh tế tại đây có thể phát triển đồng đều hơn, rút ngắn sự chênh lệch giữa các các khu vực với nhau.
Gia tăng các tiện ích cho cư dân
Các khu vực được quy hoạch theo mô hình TOD thường phát triển mạnh mẽ hơn về mặt tiện ích và dịch vụ. Khi xung quanh các điểm giao thông công cộng được phát triển, những dịch vụ như nhà hàng, cửa hàng, trung tâm mua sắm và các khu vui chơi giải trí cũng gia tăng đáng kể. Điều này không chỉ làm phong phú thêm đời sống hàng ngày của cư dân mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt và làm việc.
Mô hình TOD giúp cải thiện chất lượng cuộc sống
>>> Cùng tìm hiểu thêm: Khu đô thị vệ tinh - Chiến lược đầu tư hiệu quả
Việc áp dụng mô hình TOD tại Việt Nam như thế nào?
Những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Anh từ lâu đã ứng dụng mô hình TOD cho những siêu đô thị của mình như NewYork, Tokyo, Luân Đôn,.. Tuy nhiên cải tiến này ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa thực sự được chú trọng. Hiện tại cả nước chỉ có hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội được áp dụng TOD.
Hệ thống đường sắt đô thị đang xây dựng tại các thành phố lớn Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy kế hoạch tái cấu trúc đô thị. Hà Nội dự kiến xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị, 3 tuyến monorail và 8 tuyến BRT. Trong khi TP.HCM cũng sẽ có thêm 8 tuyến tàu điện ngầm, 1 tuyến tramway và 2 tuyến monorail cho đến năm 2030. Mô hình TOD giúp kiểm soát không gian và khuyến khích sử dụng giao thông công cộng dần dần đã được tích hợp vào các đồ án quy hoạch đô thị của hai thành phố này.
Gần đây, Hà Nội và TP.HCM đã chú trọng triển khai các chương trình hợp tác quốc tế để phát triển đô thị theo mô hình TOD, áp dụng mạnh mẽ hơn mô hình này vào quy hoạch đô thị. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến bao gồm HAIDEP, HAIMUD 1, HAIMUD2 ở Hà Nội và dự án SAPI cho tuyến đường sắt đô thị TP.HCM.
Tại TP.HCM có thể thấy rõ nhất mô hình này đã được đưa vào ứng dụng trong một số dự án như khu vành đai 3, ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và dự kiến trong tương lai sẽ triển khai tại cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và vành đai 4. Đối với những tòa tháp văn phòng cho thuê điển hình đã hoàn thành xây dựng cũng sẽ được cân nhắc đưa vào hoạt động dưới hình thức TOD. Cho đến nay, Marina Central Tower là tháp văn phòng đầu tiên áp dụng hiệu quả mô hình này tại Việt Nam.
Thực tiễn mô hình TOD tại Việt Nam
Nhìn chung, ứng dụng mô hình TOD trong việc cải cách đô thị là một hướng đi mới mang lại nhiều tiềm năng phát triển. TOD đã tạo ra nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống công cộng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
>>> Tham khảo thêm: Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay