HNK là đất gì? Có được lên thổ cư? Quy định sử dụng đất HNK
Ký hiệu HNK là đất gì?
Ký hiệu đất HNK được sử dụng để định danh đất trồng cây hàng năm khác, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đây là loại đất thường được dùng để trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian trưởng thành dưới 1 năm như mía, ngô, khoai,...
Thông tin về ký hiệu HNK là đất gì?
Bên cạnh đó, mỗi loại đất đều có mã ký hiệu riêng biệt và được phân vào 3 nhóm chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Các ký hiệu của từng loại đất đã được quy định chi tiết trong Mục III, Phục lục số 1 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.
Khái quát chung về mục đích sử dụng đất HNK là gì?
Đất HNK có mục đích sử dụng chủ yếu là trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày, có vòng đời ngắn và thu hoạch trong cùng một năm. Các loại cây phổ biến thường được trồng trên loại đất này bao gồm khoai, sắn, ngô, đậu (đỗ), mía, đay, cói,...Tuy nhiên, đất HNK không được dùng để trồng cây lúa.
Khi đến thời điểm thu hoạch, các cây trồng hàng năm sẽ bị tháo dỡ hoặc phá hủy do không còn giá trị sử dụng tiếp theo.
Khái quát về mục đích sử dụng đất hnk là gì?
Thời hạn để sử dụng đất HNK trong bao lâu?
Pháp luật không đưa ra quy định cụ thể về thời hạn sử dụng đất HNK. Người chủ sử dụng có quyền tiếp tục sử dụng loại đất này cho đến khi có sự thay đổi về quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất từ phía chính quyền địa phương. Ví dụ, đất HNK có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất thổ cư tùy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Chuyển đất HNK sang đất ở được hay không?
Đất HNK là loại đất nông nghiệp có thể được chuyển đổi thành đất thổ cư nếu người sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (theo Điều 52 Luật Đất đai 2013).
Tuy nhiên, để được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ HNK thành đất ở, người sử dụng đất cần thỏa mãn các yêu cầu như sau:
- Nhận được sự chấp thuận từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (theo Điều 57 Luật Đất đai 2013).
- Đóng đủ các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy trình và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Tóm lại, đất HNK là loại đất nông nghiệp khác được xác định theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT (hiện đã hết hiệu lực). Đất này có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu người sử dụng đất tuân thủ đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
***Xem thêm bài viết Ký hiệu đất DKV là đất gì?
Đất HNK có xây nhà được không?
Dựa vào quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, một số loại đất có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi có sự đồng ý của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối hay đất nuôi trồng thủy sản.
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác (HNK) sang đất để nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối hay đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, đầm, hồ.
- Chuyển đổi đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hay đất rừng sản xuất sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
- Chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang loại đất phi nông nghiệp.
- Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất thổ cư.
- Chuyển đổi đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao và không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hay thuê đất.
Đất HNK cần chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Tuy vậy, việc xây nhà trên đất HNK cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Vì vậy, trước khi xây nhà trên đất HNK, người sử dụng đất cần tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.
Sự khác biệt của đất HNK và đất CLN
Cả đất HNK và đất CLN đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt như sau:
- Đất HNK (đất trồng cây hàng năm khác) dành cho nhóm cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, thường không quá 1 năm như: khoai, ngô, mía, cói, đa... Những loại cây này thường được gieo trồng và thu hoạch luân phiên theo mùa vụ.
- Đất CLN (đất trồng cây lâu năm) dành cho nhóm cây trồng có thời gian sinh trưởng trên 1 năm. Những loại cây này thường được chăm sóc và thu hoạch trong nhiều năm, bao gồm cây dược liệu lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm và các loại cây lâu năm dùng để lấy gỗ, làm bóng mát hoặc tạo cảnh quan.
Điều này cho thấy, mặc dù cùng là đất nông nghiệp, đất HNK và đất CLN lại có các ưu điểm và đặc trưng riêng biệt, phục vụ cho việc trồng cây có thời gian sinh trưởng khác nhau và mục đích sử dụng đất khác nhau.
Quy trình đăng ký để chuyển đổi đất HNK
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ HNK
Trước khi tiến hành thủ tục chuyển đổi đất HNK, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn để đăng ký về biến động đất đai.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cũng như các tài sản khác gắn liền trên đất.
- Bản sao của giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu có công chứng.
Những giấy tờ này sẽ là căn cứ quan trọng để thực hiện thủ tục và đảm bảo tính chính xác trong việc xử lý biến động đất đai của bạn.
Bước 2: Nộp Hồ Sơ HNK
Chủ sở hữu đất cần nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ đã được nêu trên tại Cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Cơ Quan Tiếp Nhận Hồ Sơ HNK
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ, trong vòng 3 ngày, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ để hoàn thiện và bổ sung theo quy định. Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh thực địa khi cần thiết, sau đó xác nhận vào Đơn đăng ký và giấy chứng nhận mục đích sử dụng đất. Cuối cùng, cơ quan sẽ chỉnh lý và cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Bước 4: Trả kết quả hồ Sơ HNK
Trong khoảng thời gian không quá 15 ngày, chủ sở hữu đất sẽ được giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với các khu vực miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, thời gian giải quyết sẽ không quá 25 ngày.
Phí để chuyển đổi HNK
Dựa theo quy định ở Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, chi phí khi thực hiện quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK sẽ được tính theo công thức sau:
Chi phí chuyển đổi = Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất phi nông nghiệp – Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất nông nghiệp.
Nên mua đất HNK không?
Ưu điểm khi đầu tư đất HNK
- Đất HNK có nguồn cung phong phú và quỹ đất lớn, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và công sức tìm kiếm.
- Mức giá đất HNK rẻ hơn đáng kể so với đất thổ cư cho nhà đầu tư vốn ít.
- Vị trí gần khu dân cư đông đúc của đất HNK mang lại tiềm năng sinh lời và khả năng thanh khoản cao. Thành công trong việc chuyển đổi sang đất thổ cư sẽ mang về khoản lời khá hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Đất HNK mang lại nhiều lợi ích tích cực
Rủi ro khi đầu tư đất HNK
Đất HNK thường có diện tích lớn và giá bán trên 1m2 khá rẻ, nhưng tổng chi phí để sở hữu lại rất lớn. Do đó, loại hình này phù hợp với nhà đầu tư có nguồn vốn lâu dài và đầu tư dài hạn, có khả năng chờ đợi để chuyển đổi thành đất ở và phân lô bán nền thu lời.
Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro cao nếu nhà đầu tư mua đất HNK đón đầu dự án mới nhưng quy hoạch đô thị khu vực đó bị hoãn, không triển khai như dự định, khiến nguồn vốn bị "đóng băng".
- Nếu đất HNK nằm ngoài khu vực được quy hoạch thành đất thổ cư, thì nhà đầu tư chỉ có thể "ngậm ngùi" chuyển hướng sang trồng trọt, chăn nuôi hoặc cho thuê lại với giá thấp.
- Nếu khu đất HNK chẳng may thuộc diện giải tỏa, thì Nhà nước sẽ thu hồi đất và đền bù cho nhà đầu tư số tiền tính theo đơn giá đất nông nghiệp.
Như vậy, sau khi tìm hiểu về HNK là đất gì? chúng ta có thể rút ra kết luận rằng HNK là ký hiệu của loại đất nông nghiệp khác, thường được sử dụng để trồng các loại cây ngắn hạn. Dù có những ưu điểm như nguồn cung phong phú và giá bán hấp dẫn, nhà đầu tư cần xem xét kỹ về rủi ro và chi phí lớn để quyết định có nên đầu tư vào loại đất này hay không.