DHT là đất gì? Có được đầu tư, mua bán đất DHT hay không?
Ký hiệu DHT là đất gì?
DHT là ký hiệu của đất phát triển hạ tầng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Khái niệm này được quy định tại mục b Khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT vào ngày 02/11/2009.
Tìm hiểu về loại đất DHT
Hiện nay, loại đất này được sử dụng cho công trình công cộng nhằm phục vụ cho đời sống con người trong thời gian lâu dài, gồm các lĩnh vực:
♦ Văn hóa giáo dục
♦ Bưu chính viễn thông
♦ Giao thông vận tải, thủy lợi
♦ Nghiên cứu khoa học
♦ Y tế
♦ Môi trường
♦ Thể dục thể thao
♦ Quốc phòng an ninh
♦ Dịch vụ, xã hội và chợ
Như vậy, ký hiệu DHT là đất gì? Đây là ký hiệu của đất phát triển cơ sở hạ tầng.
***XEM THÊM: Đầu tư bất động sản là gì? Các kênh đầu tư BĐS phổ biến 2023
Phân loại đất DHT
Khi tìm hiểu DHT là đất gì, bạn sẽ nắm được phân loại của nhóm đất này. Theo đó, nhiều loại đất được xếp vào nhóm DHT nên việc phân loại cũng được chia thành nhiều cách khác nhau.
Phân loại theo lĩnh vực
Dựa trên các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, đất DHT là đất gì có thể được chia thành các loại:
♦ Kinh tế: Đây là thành phần đất được sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, các công trình sản xuất phục vụ lưu thông như giao thông vận tải, thủy lợi, cầu đường, truyền tải điện,...
♦ Xã hội: Là phần đất dùng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công trình phục vụ các hoạt động liên quan đến văn hóa, giáo dục,...
♦ Môi trường: Đây là phần đất được dùng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công trình phục vụ công tác quốc phòng an ninh gồm các đơn vị sản xuất và bảo dưỡng.
Đất DHT có thể phân loại dựa theo lĩnh vực
Phân loại theo đơn vị quản lý
Tùy theo cấp độ quản lý, đất phát triển cơ sở hạ tầng được chia thành 2 loại:
♦ Đất do trung ương quản lý gồm các công trình có quy mô quốc gia như hệ thống đường sắt, quốc lộ, sân bay, bến cảng,...
♦ Đất do địa phương quản lý gồm các công trình cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của tỉnh, huyện, xã, phường,...
Phân loại theo vùng lãnh thổ
Dựa trên các vùng lãnh thổ khác nhau, đất phát triển cơ sở hạ tầng (DHT) có thể được phân loại thành các loại sau:
♦ Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng nông thôn.
♦ Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng đô thị.
♦ Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng đồng bằng và trung du miền núi.
♦ Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng kinh tế biển.
Vai trò của loại đất DHT là gì?
Trong quy hoạch và địa chính, Nhà nước đã đặt các ký hiệu cho các loại đất, mỗi loại đất có vai trò và mục đích sử dụng riêng. Vì vậy, khi đầu tư vào bất động sản, đặc biệt là đất cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư cần tìm hiểu tiềm năng khai thác của loại đất DHT là gì để từ đó ra quyết định liệu có nên đầu tư và làm sao để tối đa hóa lợi ích.
Đối với Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung, đất DHT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là nền tảng tạo nên sự phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tăng hiệu suất trong nhiều lĩnh vực.
Đất DHT thể hiện sự phát triển của một quốc gia
Tất cả các ngành hoặc lĩnh vực thuộc phạm vi đất DHT gần như phản ánh sự phát triển của một quốc gia, sự đầu tư nghiêm túc và đồng bộ để cải thiện cuộc sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Nếu một quốc gia không chú trọng đầu tư và không nâng cấp cơ sở hạ tầng đúng cách, thì sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội sẽ rơi vào khủng hoảng.
Do đó, Nhà nước coi việc xây dựng, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng là trọng tâm, tận dụng tối đa quỹ đất DHT và lập kế hoạch quy hoạch phù hợp nhằm mang đến các công trình có giá trị, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân về kinh tế, xã hội, đồng thời nâng tầm giá trị quốc gia.
***THAM KHẢO: Hình thức đầu tư lướt sóng BĐS
Có nên đầu tư, mua bán đất DHT không?
Theo quy định hiện hành, đất DHT vẫn có thể được phép chuyển nhượng hoặc mua bán, trao đổi nhưng cần phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và đất không nằm trong kế hoạch quy hoạch của địa phương.
Đất DHT có tiềm năng phát triển ở nhiều mặt và đa lĩnh vực. Phần lớn những khu đất này đều có vị trí đẹp và giá trị nhưng vì chưa được nhiều người nhận ra nên chưa được ưa chuộng như các loại đất khác.
Tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính mà nhà đầu tư sẽ có quyết định phù hợp
Tuy nhiên, việc đầu tư vào bất động sản chưa bao giờ là dễ dàng. Phần đất DHT thường xuyên bị biến động do phụ thuộc vào chính sách quy hoạch, phương án sử dụng đất của mỗi địa phương theo từng giai đoạn.
Vì vậy, dù mang lại lợi nhuận cao, nhưng tính không ổn định của đất DHT khiến nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc. Vậy nên, câu trả lời cho thắc mắc có nên đầu tư vào đất phát triển cơ sở hạ tầng không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và tài chính của các nhà đầu tư.
**TÌM HIỂU THÊM: Quy trình và thủ tục mua bán nhà đất
Các lưu ý khi đầu tư đất cơ sở hạ tầng DHT
Đầu tư vào đất phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng và bất động sản nói chúng đề có nhiều rủi ro và để hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề có thể xảy ra thì bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
♦ Tìm hiểu rõ DHT là loại đất gì và ưu tiên những khu vực có giá đất chưa cao, khi xảy ra thu hồi vốn sẽ không bị lỗ quá nhiều.
♦ Đề phòng việc dự án quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bạn nên đầu tư vào các khu vực có khả năng sinh lời sớm trong vòng khoảng 3 - 5 năm.
♦ Đọc rõ các điều khoản hợp đồng mua bán để tránh những rắc rối không đáng có về sau.
♦ Kiểm tra thông tin về mặt pháp lý một cách chính xác trước khi quyết định chọn mua lô đất nào.
♦ Chia nhỏ vốn đầu tư ở các khu vực khác nhau và hạn chế tập trung toàn bộ tài sản vào một khu vực lớn trong cùng khu vực.
Nhà đầu tư cần kiểm tra tính pháp lý một cách chính xác đối với khu đất muốn đầu tư
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về khái niệm DHT là đất gì cùng các thông tin hữu ích để bạn đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên truy cập Unlockdreamhome.com.vn để tham khảo những khu đất có vị trí đẹp và tiềm năng phát triển cao.